Đá phạt gián tiếp và mọi thông tin khác về hình thức phạt này
Đá phạt gián tiếp hay trực tiếp cơ hội ghi bàn đều như nhau nên đội nhận được quả phạt luôn tận dụng triệt để. Xoilac TV sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về hình thức đá phạt này ngay trong bài chia sẻ dưới đây.
Thế nào là đá phạt
Trước khi tìm hiểu về đá phạt gián tiếp trong bóng đá, chúng ta nói sơ qua một chút về đá phạt. Vậy đá phạt có nghĩa là gì? Đó là một hành động dùng chân, đưa bóng vào sân để bắt đầu lại trận đấu. Đá phạt là thuật ngữ dùng chung cho nhiều môn thể thao sử dụng chân để chơi.
Luật bóng đá, điều 13 quy định mọi điều khoản về đá phạt, trong đó chia rõ thành 2 loại là đá phạt trực tiếp và đá phạt gián tiếp. Khi một trong 2 đội phạm lỗi thuộc điều luật quy định thì đội kia sẽ nhận được quả đá phạt theo chỉ định của trọng tài.
Bóng đặt tại vị trí phạm lỗi khi thực hiện đá phạt. Nếu lỗi xảy ra trong vòng cấm thì phải xem quyết định của trọng tài có cho đội bị phạm lỗi nhận quả phạt đền hay không. Cầu thủ 2 đội phải đứng ở vị trí theo quy định cho đến khi bóng được sút đi.
Đá phạt rất hay xảy ra trong trận đấu
Thế là gọi là đá phạt gián tiếp?
Tương tự như sút phạt trực tiếp, đây cũng là một quả phạt gây nguy hiểm cho khung thành đối phương. Tất nhiên, mức độ ghi bàn sẽ không thể cao như quả phạt penalty nhưng vẫn là cơ hội tốt để làm nên bàn thắng. Trong lúc tranh chấp bóng, cầu thủ hay phạm lỗi và trọng tài căn cứ vào đó để phạt gián tiếp.
Chúng ta sẽ nghe tiếng tuýt còi để xác định có lỗi của trọng tài. Sau đó, trọng tài chỉ vị trí đá phạt, giơ tay cao, đứng nghiêm tư thế cho đến khi quả phạt được thực hiện xong. Bóng sẽ chạm vào cầu thủ khác hoặc ra ngoài biên, cũng có trường hợp là bóng tiếp tục trong sân, 2 đội cùng tranh chấp.
Làm sao nhận biết phạt trực tiếp và phạt gián tiếp
Cùng là quả phạt từ vị trí phạm lỗi nhưng phạt trực tiếp và phạt gián tiếp cách tính bàn thắng và quy định phạt cũng khác nhau.
Đá phạt trực tiếp:
-
Bàn thắng ghi nhận cả khi cầu thủ đưa bóng trực tiếp vào khung thành đối phương.
-
Trường hợp bóng vào lưới nhà được tính là một bàn thua.
-
Vòng cấm sẽ không có phạt trực tiếp.
Đá phạt gián tiếp:
-
Bàn thắng chỉ được tính khi bóng chạm vào một cầu thủ khác trước khi vào khung thành.
-
Ghi bàn bằng cú sút trực tiếp là bàn thắng không hợp lệ.
-
Phạt góc khi sút bóng vào lưới nhà.
-
Trong vòng cấm được phép đá phạt gián tiếp.
Có 2 hình thức phạt trong bóng đá là phạt trực tiếp và phạt gián tiếp
Lỗi gì đá phạt gián tiếp?
Cầu thủ và thủ môn đều có thể phạm lỗi dẫn đến phạt gián tiếp. Luật bóng đá có quy định rất rõ và trọng tài sẽ căn cứ vào đó để đưa ra quyết định. Những lỗi sau đây sẽ giúp đối thủ nhận được quả phạt gián tiếp.
Lỗi dành cho thủ môn
-
Bóng đã đưa vào sân nhưng thủ môn bắt hoặc chạm bóng trở lại khi chưa có một cầu thủ nào khác chạm vào bóng.
-
Thủ môn chạm, bắt bằng tay khi đồng đội chuyền bằng chân.
-
Đồng đội ném biên, thủ môn bắt, chạm bóng bằng tay.
-
Kéo dài quá 6s mà không đưa bóng vào cuộc.
-
Đối thủ muốn cướp bóng nhưng thủ môn không đưa ra quyết định dứt khoát.
-
Thủ môn khởi động bóng nhưng quá 4 bước mà chưa đưa bóng vào sân.
Trường hợp thủ môn phạm lỗi bị nhận phạt gián tiếp cũng không phải là hiếm. Nhưng với những thủ thành chuyên nghiệp dù họ muốn kéo dài thời gian cũng sẽ sử dụng chiêu thức thông minh hơn. Đá phạt gián tiếp gây nhiều bất lợi, nếu quả phạt không ghi bàn trực tiếp thì sự phối hợp ăn ý của các cầu thủ cũng có thể dẫn đến bàn thắng.
Lỗi xảy ra và bị phạt gián tiếp
Lỗi từ các cầu thủ
-
Chơi bóng gây nguy hiểm cho đối phương.
-
Ngăn cản thô bạo, trái luật khi đội bạn di chuyển.
-
Tranh chấp bóng trái phép với thủ môn trong vòng cấm.
-
Ngăn cản thủ môn không để bóng vào cuộc.
-
Phạm lỗi do việt vị.
-
Thủ môn đang đưa bóng vào sân thì tranh bóng.
-
Chạm vào bóng 2 lần mà trước đó chưa một cầu thủ nào chạm vào khi thực hiện quả phạt 11m.
-
Hành vi, thái độ quá khích, xúc phạm trọng tài, cầu thủ đội bạn.
Đá phạt gián tiếp có những quy định gì?
Khi cầu thủ, thủ môn phạm một trong những lỗi đã liệt kê trên thì trọng tài đưa ra quyết định phạt gián tiếp. Lúc bấy giờ người thực hiện quả phạt và người tham gia vào quả phạt cần biết những quy định như sau.
Đá phạt gián tiếp thực hiện ở đâu?
Thông thường lỗi ở đâu thì sẽ phạt ngay chỗ đó, trừ trường hợp phạm lỗi trong khu vực cấm 16m50. Trường hợp, lỗi xác định trong vòng cấm địa thì quả phạt sẽ được thực hiện trong khu vực này.
Chuẩn bị trước khi đá phạt:
-
Bóng nằm yên ở vị trí chỉ định.
-
Cầu thủ cách bóng 9,15m. Nếu phạt trong vòng cấm thì cầu thủ đứng ngoài vòng cấm.
-
Nếu cầu thủ đang đứng trên vạch giữa khung thành và 2 cột dọc thì họ được phép đứng gần hơn 9,15m.
Nếu đá phạt gián tiếp trong vòng cấm thường sẽ thực hiện trên đường giới hạn của cầu môn. Đường này sẽ song song với đường biên ngang, gần với vị trí phạm xảy ra lỗi nhất. Quả phạt hoàn thành khi bóng di chuyển khỏi vùng cấm địa.
Bàn thắng chỉ được công nhận khi bóng từ chân cầu thủ sút phạt, chạm một cầu thủ khác trước khi vào cầu môn. Bóng được đá và chuyền đi được xem là bóng trong cuộc.
Phạm lỗi ở đâu sẽ phạt gián tiếp ở đó
Ký hiệu của trọng tài
Trọng tài sẽ làm ký hiệu cho đá phạt gián tiếp bằng cách giơ cánh tay thẳng lên cao. Ký hiệu này sẽ kết thúc khi bóng chạm vào một cầu thủ khác hoặc ra đường biên. Luật bóng đá quy định rất rõ ràng, khi tham gia thi đấu thì chúng ta phải nắm rõ và tuân thủ.
Quy định bàn thắng được công nhận
Như đã trình bày ở trên, bàn thắng đá phạt gián tiếp sẽ không được tính nếu nó bay trực tiếp vào cầu môn. Vậy nên, chúng ta thường thấy cầu thủ thực hiện quả phạt sẽ chuyền cho đồng đội của mình ở vị trí thuận tiện dễ dứt điểm nhất.
Trường hợp, quả phạt được thực hiện xong nhưng bóng bị cản bởi cầu thủ đội phạm lỗi và đi hết đường biên thì bên bị phạm lỗi sẽ nhận được một quả phạt góc.
Bàn thắng được công nhận khi bóng chạm vào cầu thủ thứ 2 đi vào lưới
Kỹ thuật sút phạt gián tiếp
Nếu quan sát kỹ chúng ta sẽ thấy các cầu thủ thực hiện sút phạt theo 1 trong 3 kỹ thuật sau đây. Vì đó là cách giúp họ có được lợi thế nhất, gia tăng khả năng ghi bàn nhất.
-
Dùng sức mạnh của mu bàn chân. Đây là kiểu sút của những ngôi sao như là Steven Gerrard, Roberto Carlos, Riise, Frank Lampard, John Arne,…
-
Sút bằng lòng trong bàn chân. Cách này dùng để đánh lừa thủ môn và hậu vệ đối phương, thường được sử dụng bởi David Beckham, Xabi Alonso, Ronaldinho, Xavi Hernandez,…
-
Sút nhẹ và xoáy làm lệch hướng di chuyển làm hàng phòng ngự khó kiểm soát được. Cách sút phạt này, chúng ta thường thấy ở Cristiano Ronaldo, Juninho Pernambucano, Andrea Pirlo,...
Những cầu thủ chuyên nghiệp, chân sút tài năng thì việc sút phạt trở thành kỹ năng của họ. Đôi khi chỉ một cần một cú sút nhẹ nhàng đưa bóng đúng vị trí thuận lợi của đồng đội là bàn thắng lập tức được ghi. Nếu là một quả phạt trực tiếp thì việc sút thẳng vào khung thành để ghi bàn đối với một số ngôi sao bóng đá là chuyện rất dễ dàng.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về đá phạt gián tiếp. Hy vọng bài chia sẻ này giúp mọi người có thêm kiến thức, xem bóng đá sẽ cảm thấy thú vị và hấp dẫn hơn. Nếu muốn cập nhật nhiều tin tức hot về bộ môn thể thao này thì bạn hãy thường xuyên truy cập vào website Xoilac TV nhé!