Bàn thắng vàng là gì? Lịch sử ra đời và sự biến mất
Bàn thắng vàng là gì? Bàn thắng vàng là pha lập công được ghi trong thời gian thi đấu của hiệp phụ. Khi được trọng tài công nhận, trận đấu sẽ ngay lập tức kết thúc. Đây cũng là thuật ngữ dùng chỉ để các bàn thắng quý giá hơn vàng.
Việc áp dụng bàn thắng vàng giúp trận đấu kết thúc nhanh hơn, thúc đẩy sự kịch tính và cảm giác căng thẳng. Tuy nhiên, sau nhiều tranh cãi liên đoàn bóng đá thế giới đã chính thức bãi bỏ luật lệ này. Sau này như chúng ta thấy dù ghi được bao nhiêu bàn thắng thì 2 hiệp phụ vẫn diễn ra như bình thường. Cùng Xoilac tìm hiểu nhiều hơn về chủ đề này qua bài viết sau.
1. Bàn thắng vàng là gì? Khái quát luật lệ chung
Bàn thắng vàng của Thierry Henry tương đối nổi tiếng
Bàn thắng vàng là gì? Bàn thắng vàng - tiếng Anh Golden goal là thuật ngữ dùng để chỉ các pha ghi bàn trong thời gian thi đấu hiệp phụ. Khi có bàn thắng, trận đấu ngay lập tức kết thúc. Luật lệ này được áp dụng khá rộng rãi xong đã bị FIFA xóa bỏ vào năm 2004.
Cụ thể nội dung luật bàn thắng vàng như sau. Sau 90 phút, 2 đội bước vào thi đấu hiệp phụ. Tại thời điểm đó, nếu đội nào ghi được bàn thắng trước thì trận đấu sẽ ngay lập tức dừng lại và đội đó sẽ giành chiến thắng chung cuộc. Nếu sau 2 hiệp phụ 2 đội không bên nào ghi được bàn thắng thì trận đấu sẽ bước vào loạt sút luân lưu.
Vì tính chất bất thình lình như vậy nên bàn thắng vàng còn được gọi với cái tên là cái chết bất ngờ - Sudden Death. Luật lệ này còn được áp dụng trong nhiều môn thể thao khác cho tới ngày hôm nay như bóng bầu dục, quần vợt, khúc côn cầu trên băng…
Luật bàn thắng vàng được áp dụng tại nhiều quốc gia xong lâu dần nó bộc lộ khá nhiều thiếu xót. Nhiều đơn tố cáo đã được gửi lên FIFA và sau cùng nó cũng bị xóa bỏ vào năm 2004. Tuy nhiên sau đó lại xuất hiện thêm luật bàn thắng bạc, nó ghi rõ đội nào dẫn trước sau hiệp phụ sẽ thắng chung cuộc. Dù vậy bàn thắng bạc cũng bị chính liên đoàn bóng đá Châu Âu khai tử.
Sau này bàn thắng vàng là thuật ngữ dùng chỉ những bàn thắng quan trọng. Chẳng hạn như các bàn thắng tới từ hiệp phụ, bàn thắng giúp lội ngược dòng, bàn thắng được ghi trong trận chung kết và không nhiều người nhớ về luật bàn thắng vàng như trước kia.
2. Sự ra đời và phát triển của bàn thắng vàng
Bàn thắng vàng tạo nên những cảm xúc vỡ òa
Sau khi đã biết được sơ lược bàn thắng vàng là gì? Thì tiếp theo hãy khám phá thêm xem nó được ra đời như thế nào nhé. Thực tế, luật bàn thắng vàng xuất hiện để giảm bớt thời gian thi đấu hiệp phụ và giúp trận kết thúc nhanh hơn, đặc biệt trong các giải đấu lớn. Quy định này còn làm giảm mệt mỏi cho cầu thủ và tạo ra những phút giây kịch tính.
Bàn thắng vàng được sử dụng lần đầu tiên ở các giải bóng đá chuyên nghiệp khu vực Bắc Mỹ từ những năm 1970. Sau đó thuật ngữ này được FIFA đưa ra vào trong năm 1993 để sửa đổi cho cái chết đột ngột.
Bàn thắng vàng là không bắt buộc và một số giải đấu có thể không cần áp dụng nó. Nhận thấy chút tầm quan trọng nên FIFA chính thức áp dụng luật bàn thắng vàng tại các vòng chung kết World Cup từ năm 1998. Bàn thắng vàng đầu tiên được ghi vào ngày 13 tháng 3 năm 1993 bởi đội tuyển Australia trước đối thủ Uruguay trong trận tứ kết của giải vô địch trẻ thế giới.
Sau đó, bàn thắng vàng ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Tiêu biểu như bàn của Paul trong trận Birmingham City đánh bại Carlisle United tại Cúp Liên đoàn 1995. Tiếp theo bàn của Oliver Bierhoff ghi ở phút 95 trong trận trận Đức thắng Cộng hòa Séc tại chung kết Giải vô địch châu Âu năm 1996.
Đáng chú ý, tại Euro năm 2000, đội tuyển Pháp đã có tới 2 lần ghi được bàn thắng vàng để giành chức vô địch. Tại vòng World Cup 2002, đội chủ nhà Hàn Quốc đã thắng Italia 2-1 nhờ bàn thắng vàng ở phút 117 của ngôi sao Ahn Jung Hwan.
3. Luật bàn thắng vàng - tác hại và sự biến mất
Bàn thắng vàng bị FIFA xóa bỏ sau quá nhiều tranh cãi
Lâu dần, luật bàn thắng vàng đã gây ra rất nhiều tranh cãi. Một số chuyên gia nhận định bàn thắng vàng có thể gây ra cảm giác không công bằng khi một đội bị loại chỉ vì một bàn thắng ghi trong một khoảnh khắc ngắn ngủi của hiệp phụ. Sự thất vọng, không hài lòng từ phía đội thua cuộc và cả người hâm mộ là điều thường thấy.
Luật bàn thắng vàng có thể tạo áp lực lớn, lý do vì các đội phải tấn công mạnh mẽ trong hiệp phụ thay vì chơi thận trọng và tìm cách duy trì tỷ số. Bên cạnh đó, trong thời điểm như vậy, cầu thủ có thể trải qua mức căng thẳng cao và khó kiểm soát cảm xúc của mình, thể lực cũng vì thế mà hao mòn.
Ngoài ra bàn thắng vàng khiến cho các loạt sút luân lưu gần như biến mất hoàn toàn. Nói chung, dù được áp dụng nhiều nhưng khó có thể phủ nhận nó bộc lộ toàn những điểm yếu. Có nhiều cách để tạo nên 1 trận đấu hấp dẫn nhưng bàn thắng vàng thì không.
Vào tháng 2 năm 2004, FIFA đã thông báo về việc loại bỏ hoàn toàn bàn thắng vàng và bàn thắng bạc khỏi Luật thi đấu chung. Từ World Cup 2006 trở đi, thuật ngữ không còn được áp dụng trong các trận đấu.Thay vào đó, quy tắc ban đầu đã được khôi phục, hai hiệp phụ kéo dài mỗi hiệp 15 phút. Nếu tỷ số vẫn là hòa, cả 2 đội sẽ trải qua loạt sút luân lưu để phân định.
4. Những kiến thức khác về bàn thắng vàng
Sự thất vọng của các cầu thủ Alavés sau khi nhận "cái chết bất ngờ"
Ước tính, kể từ khi được áp dụng đã có trên dưới 100 bàn thắng vàng được ghi. Tỷ lệ này ở các giải VĐQG thường cao hơn so với các giải quốc tế. Ngoài ra một số thống kê cũng chỉ ra rằng bàn thắng vàng có khả năng xuất hiện cao hơn trong các trận bán kết hay chung kết.
Lần duy nhất bàn thắng vàng là một pha phản lưới nhà đến từ Chung kết UEFA Cup 2001. Khi đó, Liverpool đã vượt qua Deportivo Alavés nhờ pha đánh đầu phản lưới nhà của Delfí Geli. Sau khi trận đấu kết thúc, báo chí đã chỉ trích luật bàn thắng vàng rất nhiều.
Trong tiếng Anh, thuật ngữ Golden Goal được hiểu là bàn thắng vàng. Và nó được sử dụng phổ biến nhất, đến mức trong từ điển cũng xuất hiện.Trong tiếng Tây Ban Nha, bàn thắng vàng được gọi là Gol de Oro còn trong tiếng Đức là Golden Goal và trong tiếng Pháp là But en or.
Như đã nói, bàn thắng vàng sau này vẫn còn tồn tại và nhưng nó được dùng để chỉ những pha lập công có tính chất quý hơn vàng. Điều này cũng có nghĩa là phải biết cách phân biệt 2 thứ này với nhau.
Người hâm mộ bóng đá Việt Nam chưa bao giờ được thực sự chứng kiến luật bàn thắng vàng. Lý do là vì giải quốc nội và các giải khu vực như AFF Cup hay Asian Cup không hề áp dụng nó. Thường thì các thế hệ sau 2000 khi được hỏi cũng không biết bàn thắng vàng là gì?
Hy vọng, qua bài viết trên các bạn đã phần nào hiểu được bàn thắng vàng là gì? Dù đã không còn tồn tại nhưng nó vẫn là một phần lịch sử của môn thể thao vua.